Thiết kế và Con người (phần 1)


Bất cứ nơi đâu chúng ta đến, ta đều bị vây quanh bởi những thiết kế tồi tệ - từ chỗ ngồi của máy bay làm biến dạng tư thế ngồi của chúng ta đến một chiếc xe máy với thiết kế khiếm nhã. Những cảnh quan đã từng là màu xanh của sự sống và bây giờ một màu xám xịt đang dần phủ lên. Môi trường xung quanh của chúng ta chứa đầy những cơ hội bị bỏ lỡ để đem đến sự hài lòng, phấn khích và niềm vui cho cuộc sống con người!

Chỗ ngồi máy bay làm biến dạng tư thế ngồi

Những đồ vật với thiết kế tồi tệ làm chúng ta chậm lại, và làm phiền lòng mọi người - giống như tòa nhà xấu xí của ông hàng xóm làm bạn nhăn nhó mỗi khi nhìn thấy nó, hay cái remote TV với quá nhiều nút bấm, hay chỉ là một phần mềm không thể hoạt động đúng như chức năng của nó.
Những thứ như vậy đa phần là hậu quả của sự hiểu lầm, tham lam, không đồng cảm, thiếu tập trung. Những thiết kế tồi tệ đặc biệt làm phiền lòng con người khi ảnh hưởng rất nhiều tới hành tinh xanh này. Nói có hơi quá, nhưng đôi khi nó có vẻ như đang lấp đầy thế giới này bằng rác rưởi linh tinh.



Cùng với sự trưởng thành của nền công nghiệp thông tin, chúng ta đã chứng kiến sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho việc thiết kế. Nhiều công ty hiện giữ vững quan điểm cho rằng thiết kế có thể trở thành lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Những hiểu biết của con người về ý nghĩa của "thiết kế" ngày càng trở nên sâu sắc qua từng năm tháng, vượt qua cả thẩm mỹ để đến với những kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong những thập kỷ gần đây, trong ngành công nghiệp phần mềm chúng ta cho rằng một sản phẩm là "thiết kế toàn diện" khi sản phầm đó được cho rằng hữu dụng, dễ dùng và hấp dẫn khách hàng. Chúng ta có thể làm tốt hơn vậy - chúng ta cần làm tốt hơn vậy!

Tôi đang muốn ám chỉ điều gì? Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề, hay để tôi cung cấp cho bạn một vài bối cảnh bằng cách quay trở lại và review những cấp độ khác nhau mà thiết kế có thể được hiểu.


Thiết kế = Hình mẫu

Hầu hết mọi người đều cho rằng thiết kế thì thường liên quan đến thẩm mỹ. Những nguyên tắc phổ quát của cái đẹp, như là Tỉ lệ vàng (Golden Ratio), quy tắc 1/3 (Rule of Thirds) hay là những quy tắc của sự tương đối, căn chỉnh liên kết, tương phản và sự lặp lại thông báo cho tiềm thức của chúng ta rằng vật đó có đẹp hay không. Ở mức độ hiểu biết này đối với thiết kế, chúng ta sẽ nghĩ rằng thiết kế là vẻ ngoài của đồ vật, ví dụ như chiếc xe hơi trông có vẻ chạy nhanh, có vẻ đắt hay có vẻ rất cứng cáp,...




Thiết kế = Chức năng

Tuy nhiên thiết kế không phải chỉ là vật thế đó trông như thế nào mà còn là nó hoạt động như thế nào. Chúng ta xem một vật thể là "thiết kế toàn diện" không chỉ khi nó đẹp mà còn khi nó dễ sử dụng. Thiết kế tốt sẽ giúp cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn. tiết kiệm thời gian hơn, và giúp ta không cần phải suy nghĩ nhiều, từ đó giảm thiểu stress trong cuộc sống và giữ gìn ý chí và thiện chí đối với những người xung quanh. Trong trường hợp này, thiết kế  giống như là một cái tủ lạnh - khi nó hoạt động thì mảy may chẳng ai chú ý, nhưng khi nó ngừng hoạt động thì mọi thứ trở nên tệ hại cả lên!

Ở bài tiếp theo mình sẽ đưa đến một khía cạnh hoàn toàn khác của thiết kế, các bạn hay đón xem nhé!
Bài viết dựa trên "Design and the self" của blogger Irene Au

Post a Comment

[facebook][blogger]

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget